Hotline tư vấn 24/7
0904 94 24 88
Vì sao con người dễ mắc cảm cúm trong mùa đông?
-

Cúm là bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do vi rút cúm gây ra. Sự lây lan của cúm diễn ra mạnh vào mùa đông khi nhiệt độ thấp, bắt đầu từ tháng 10, đạt đỉnh vào khoảng tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Vậy vì sao con người dễ mắc cảm cúm trong mùa đông?

1. Tổng quan về bệnh cúm

Cúm là bệnh lý đường hô hấp gây ra do vi rút influenza khi chúng gây viêm nhiễm ở mũi, họng và phổi. Bệnh có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng và thỉnh thoảng có thể đưa đến tử vong. Cách để ngăn ngừa cúm là tiêm phòng vắc – xin cúm hàng năm.

Bệnh cúm khác với cảm lạnh, nó xuất hiện đột ngột với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Bệnh nhân cúm thường phải đối mặt với các triệu chứng sau:

  • Sốt hoặc cảm giác ớn lạnh
  • Ho
  • Đau họng
  • Chảy nước mũi
  • Đau nhức cơ toàn thân
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi

Một số bệnh nhân có nôn mửa và tiêu chảy, mặc dù triệu chứng này phổ biến ở trẻ em hơn ở người lớn. Điều quan trọng cần ghi nhớ là tất cả các bệnh nhân cúm đều có sốt.

2. Sự lây lan của bệnh cúm

Bệnh nhân cúm có thể lây lan cho người khác ở khoảng cách khoảng 2 mét. Nhiều chuyên gia tin rằng sự lây lan của cúm xảy ra chủ yếu khi virus cúm lây lan ra môi trường xung quanh từ các hạt chất bắn nhỏ khi người bệnh ho, hắt xì và nói chuyện. Những giọt chất tiết này có thể rơi vãi vào niêm mạc miệng hoặc mũi của những người đứng gần. Theo cách ít phổ biến hơn, một người có thể bị nhiễm cúm bằng cách chạm vào bề mặt hoặc đồ vật có chứa virus cúm và sau đó chạm tay vào mũi, miệng hoặc mắt.

Bệnh nhân cúm lây nhiều nhất vào khoảng 3 đến 4 ngày đầu tiên sau khi khởi phát bệnh. Đa số những người lớn khỏe mạnh có thể lây nhiễm cho người khác chỉ khoảng 1 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng kéo dài đến 7 ngày sau khi hết triệu chứng. Trẻ em và những người có hệ miễn dịch suy yếu có thể kéo dài thời gian lây nhiễm dài hơn 7 ngày.

Trung bình khoảng 2 ngày sau khi virus xâm nhập vào cơ thể, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Điều này có nghĩa rằng bệnh nhân cúm có khả năng lây bệnh cho người khác trước khi được phát hiện bệnh. Một số người bị nhiễm virus cúm nhưng không có triệu chứng. Trong suốt khoảng thời gian đó, những người này vẫn có thể lây truyền virus cho những người khác xung quanh.

3. Tại sao cúm dễ lây lan trong mùa đông?

Nhiều nghiên cứu cho rằng virus cúm lây lan trong không khí dễ dàng hơn ở điều kiện độ ẩm và nhiệt độ thấp. Vì thế virus cúm phổ biến nhất trong suốt mùa thu và mùa đông. Khoảng thời gian chính xác của bệnh cúm có thể thay đổi nhưng hoạt động của virus cúm bắt đầu gia tăng vào tháng 10 và đạt đỉnh tư tháng 12 đến tháng 2. Một số mẹo giúp hạn chế sự lây lan của cúm là

  • Duy trì nhiệt độ phòng trên 20 độ C
  • Giữ độ ẩm của phòng ít nhất đạt 50%

Tiến sĩ Anice Lowe và đồng nghiệp tại trường y khoa New York’s Mount Sinai nghiên cứu về vi rút cúm ở lợn. Các nhà khoa học thay đổi nhiệt độ và độ ẩm ở các chuồng nuôi lợn và nhận ra rằng: vi rút cúm lây lan nhiều ở nhiệt độ thấp khoảng 5 độ C và độ ẩm thấp khoảng từ 20% đến 35%.

Nhiều nghiên cứu mới đề xuất các biện pháp giảm thiểu nguy cơ nhiễm cúm bằng cách thay đổi độ ẩm bên trong nhà. Thiết lập độ ẩm từ 43% trở lên giúp bất hoạt nhanh khoảng 86% các giọt vi rút trong không khí.

4. Phòng ngừa bệnh cúm

Cúm là bệnh có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng các biện pháp chủ động và thụ động khác nhau, bao gồm:

Tiêm phòng vắc – xin ngừa cúm:

  • Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo việc tiêm vắc – xin cúm hằng năm là việc làm đầu tiên và quan trọng nhất để chống lại bệnh cúm và các biến chứng nghiêm trọng khác.
  • Trong khi có nhiều loại vi rút gây bệnh cúm khác nhau, vắc – xin ngừa cúm chỉ có thể bảo vệ cơ thể trước 3 hoặc 4 loại vi rút gây bệnh phổ biến nhất. Vắc – xin 3 thành phần chứa vi rút H3N2, H1N1 và vi rút B. Vắc xin 4 thành phần chứa thêm loại vi rút B bổ sung khác.
  • Vắc – xin cúm giúp giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh cúm, tỷ lệ nhập viện liên quan đến cúm.
  • Vắc – xin cúm giảm đáng kể nguy cơ tử vong vì cúm ở trẻ em
  • Tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm vắc – xin phòng cúm mỗi năm trước thời điểm bắt đầu hoạt động của bệnh trong cộng đồng. CDC khuyến cáo thời điểm tiêm vắc – xin vào cuối tháng 10 hàng năm.
  • Những người có nguy cơ cao mắc phải các biến chứng khác nhau của bệnh cúm bao gồm trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh mạn tính như hen, đái tháo đường hoặc bệnh lý tim phổi và người trên 65 tuổi là những đối tượng cần tuân thủ việc tiêm vắc – xin cúm phòng ngừa.

Duy trì các thói quen hằng ngày để ngăn ngừa sự lây lan của cúm:

  • Tránh tiếp xúc gần với người bệnh.
  • Khi đang có bệnh, tự giác giới hạn tiếp xúc với người khác nhiều nhất có thể để tránh lây lan.
  • Nếu như đang bệnh với các triệu chứng tương tự cúm, CDC khuyến cáo người bệnh nên ở nhà ít nhất 24 giờ kể từ sau khi sốt chấm dứt mà không cần sử dụng thuốc hạ sốt, ngoại trừ việc đi ra ngoài để đến các cơ sở y tế.
  • Che mũi và miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt xì. Sau khi dùng, vứt bỏ khăn giấy và rửa sạch tay.
  • Rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh chứa cồn.
  • Tránh dùng tay chạm vào mắt, mũi, miệng vì đây là đường vào phổ biến của vi rút.
  • Làm vệ sinh sạch các bề mặt và dụng cụ có thể chứa vi rút cúm.

Tuân thủ việc sử dụng thuốc kháng vi rút nếu được bác sĩ kê đơn:

  • Nếu như mắc bệnh cúm, thuốc kháng vi rút có thể được sử dụng để điều trị
  • Thuốc kháng vi rút không phải là thuốc kháng sinh, chúng là thuốc kê đơn.
  • Thuốc kháng vi rút giảm nhẹ bệnh, rút ngắn thời gian bị bệnh và ngăn ngừa các biến chứng của cúm.
  • CDC khuyến cáo thuốc kháng vi rút nên được điều trị cho những người ốm nặng và người có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nghiêm trọng của bệnh.
  • Các nghiên cứu cho thấy rằng thuốc kháng vi rút cúm có hiệu quả nhất nếu chúng bắt đầu được sử dụng trong vòng 48 giờ đầu tiên mắc bệnh, tuy nhiên thời điểm sử dụng muộn hơn vẫn có thể có ích, đặc biệt với những bệnh nhân nguy cơ cao.

Nguồn tham khảo: cdc.gov; webmd.com

Sản phẩm hỗ trợ
Xem thêm
Viên cảm cúm mẫu đơn
Title
Title
Title
Title
Title
Title
Title
Bài viết liên quan
Xem thêm ›
Tin tức mới
Xem thêm ›
TƯ VẤN CHUYÊN GIA
Xem thêm ›
TTƯT, BSCK I – NGUYỄN HỒNG HẢI
TTƯT, BSCK I – NGUYỄN HỒNG HẢI

Gửi câu hỏi tới Chuyên Gia

    Mọi câu hỏi của quý độc giả gửi về ban biên tập đều được các chuyên gia giải đáp trong 24h.

    Tư vấn
    Tư vấn
    Top
    Top