Bệnh cúm ở trẻ do virus cúm gây ra, đây là bệnh thường lành tính, tuy nhiên cũng có thể tiến triển và gây ra một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng tai, viêm xoang, viêm họng, viêm kết mạc, viêm phổi.
Bệnh cúm do virus cúm gây nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông xuân và xảy ra hàng năm, các chủng virus cúm cũng thay đổi mỗi năm. Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải bệnh cúm, khi mắc bệnh, trẻ thường bị lâu hơn so với người lớn. Dưới đây là các đường lây nhiễm bệnh cúm ở trẻ:
Bệnh cúm ở trẻ thường lành tính, tuy nhiên bệnh cũng có thể tiến triển và gây ra một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng tai, viêm xoang, viêm họng, viêm kết mạc, viêm phổi. Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi, hệ miễn dịch còn yếu, nếu có bệnh lý nền mắc phải hoặc sức đề kháng kém, nếu bị cúm có thể dẫn đến biến chứng.
Triệu chứng của bệnh cúm ở trẻ thường bị nhầm với cảm lạnh do thời tiết thông thường, tuy nhiên các triệu chứng của cúm thường nghiêm trọng hơn. Sau 1 – 2 bị lây nhiễm, trẻ bị nhiễm virus cúm và mắc bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
Cần lưu ý phân biệt triệu chứng của bệnh cúm ở trẻ với bệnh cảm:
Phần lớn các triệu chứng của bệnh cúm như sốt có thể thuyên giảm và biến mất sau 5 – 7 ngày, tuy nhiên, trẻ vẫn còn ho và mệt mỏi kéo dài. Sau 10 – 14 ngày, tất cả các triệu chứng thường biến mất hoàn toàn.
3.1 Trẻ bị cúm như thế nào thì nên đưa đến bác sĩ?
Nếu trẻ bị cúm với các triệu chứng sau, cha mẹ cần đưa trẻ thăm khác bác sĩ:
3.2 Điều trị bệnh cúm ở trẻ
Điều trị bệnh cúm ở trẻ khác với điều trị bệnh cúm ở người lớn. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh mà cách thức điều trị khác nhau. Nếu bệnh có triệu chứng nhẹ thì trẻ có thể được theo dõi, điều trị và chăm sóc tại nhà, trong đó chủ yếu là điều trị các triệu chứng:
Với những trường hợp nặng hoặc có biến chứng nặng hoặc có yếu tố nguy cơ, trẻ cần được nhập viện để theo dõi, chẩn đoán xác định nguyên nhân gây bệnh và kết hợp điều trị hồi sức tích cực. Thuốc kháng sinh hoặc kháng virus có thể được chỉ định để điều trị những trường hợp bị bội nhiễm do vi khuẩn.
3.3 Chăm sóc trẻ bị cúm
Để phòng tránh trẻ em bị cúm, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần lưu ý:
Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh cúm, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Nếu trẻ bị cúm nhẹ có thể được theo dõi, điều trị và chăm sóc tại nhà. Với những trường hợp nặng, cha mẹ cần theo dõi các biểu hiện và đưa trẻ đến bệnh viện để được xử trí điều trị kịp thời.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,… Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Gửi câu hỏi tới Chuyên Gia
Copyright 2024 © www.camcum.vn. Bảo lưu mọi quyền.
Từ khóa: bệnh cảm cúm, cảm cúm ở người lớn, cảm cúm ở trẻ em, bà bầu cảm cúm, tư vấn bệnh cảm cúm
Đang online: 1 Hôm qua: 20 Hôm nay: 12 Lượt truy cập: 9145