Hotline tư vấn 24/7
0904 94 24 88
Chăm sóc trẻ bị cúm A như thế nào?
-

Cúm A là bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ em. Vì vậy các bậc cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà, đồng thời tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

1. Cúm A có nguy hiểm đối với trẻ em hay không?

Cúm A ở trẻ em là tình trạng trẻ bị nhiễm một trong các chủng virus H1N1, H5N1, H7N9 xâm nhập vào cơ thể và tấn công gây bệnh. Bệnh cúm A rất hay gặp ở trẻ, bệnh có thể điều trị dễ dàng, tuy nhiên nếu lơ là không cảnh giác, không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Cụ thể, biến chứng của bệnh cúm A ở trẻ em có thể xảy ra là viêm cơ, suy hô hấp… thậm chí có 1 – 4% các trường hợp trẻ em tử vong do không được điều trị đúng. Vì thế, các bậc cha mẹ không được chủ quan với bệnh lý này.

2. Cúm A ở trẻ em thường kéo dài bao lâu?

Thời gian một đứa trẻ cần để chữa khỏi bệnh cúm A phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ địa của từng bé, tình trạng sức khỏe hiện tại, trẻ có bệnh nền hay không, trẻ được chăm sóc như thế nào, phát hiện bệnh và điều trị sớm hay muộn, cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà

Nếu được điều trị, chăm sóc trẻ bị cúm A kịp thời và đúng cách, trẻ sẽ khỏi bệnh trong khoảng 2 tuần, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp bệnh của trẻ có thể kéo dài lên đến 4 tuần. Nếu không được điều trị sớm, cúm A có thể khiến dẫn đến bệnh lý viêm phổi ở trẻ em.

3. Nhận biết dấu hiệu trẻ nhiễm cúm A

Cha mẹ cần nhận diện được các triệu chứng của bệnh để có cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà hiệu quả nhất. Cụ thể các triệu chứng cúm A bao gồm:

  • Sốt hoặc cảm thấy ớn lạnh;
  • Ho;
  • Viêm họng;
  • Chảy mũi hoặc nghẹt mũi;
  • Đau cơ;
  • Đau đầu;
  • Cả người mệt mỏi;
  • Một số trẻ mắc cúm A có thể bị nôn mửa và tiêu chảy…

Sau 24 – 48 giờ sau khi nhiễm virus cúm A, trẻ sẽ bắt đầu biểu hiện các triệu chứng kể trên, các triệu chứng này có thể kéo dài 3 – 6 ngày. Một số trường hợp cúm A ở trẻ em có thể tiến triển nặng với các triệu chứng: sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim, thậm chí là tử vong.

Do đó khi trẻ có các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị thích hợp nhất. Việc học cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà đúng cách là vô cùng cần thiết để giúp trẻ phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

4. Trẻ bị cúm A phải làm sao?

Khi trẻ đã xác định mắc cúm A, cha mẹ có thể tham khảo cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà dưới đây để giúp bé nhanh khỏi bệnh cũng như tránh lây lan cho người khác.

  • Cách ly trẻ mắc bệnh với các thành viên khác trong gia đình: Bệnh cúm A là bệnh do tác nhân virus gây ra, bệnh rất dễ lây lan từ người sang người. Nếu gia đình có trẻ bị cúm A cần cách ly bé tối thiểu 7 ngày với các thành viên khác, cho bé ở phòng riêng và hạn chế tiếp xúc với người thân trong gia đình. Ngoài ra, không cho trẻ sử dụng chung đồ dùng, đồ chơi với bạn khác để tránh lây nhiễm virus.
  • Đeo khẩu trang: Cúm A là bệnh do virus có khả năng lây truyền qua đường hô hấp rất nhanh, vì vậy đối với trẻ bị cúm A cha mẹ nên cho trẻ đeo khẩu trang để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh cho người khác. Nên cho bé đeo khẩu trang y tế sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, có tác dụng ngăn ngừa virus tốt hơn, tránh lây qua không khí mỗi khi trẻ hắt hơi, ho khan…;
  • Không nằm phòng máy lạnh: khi chăm sóc trẻ bị cúm A không nên cho bé nằm phòng máy lạnh, do nằm phòng máy lạnh dễ khiến trẻ dễ bị ho, đau họng, khô mũi, khó tiết mồ hôi hơn,… lâu ngày sẽ khiến bệnh lâu khỏi, thậm chí còn có khả năng tiến triển nặng hơn. Thay vì cho trẻ nằm phòng kín máy lạnh, cha mẹ nên cho bé nằm phòng sạch sẽ, thoáng mát;
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm hút tốt giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu, cơ thể thư giãn hơn và hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn;
  • Cho trẻ ăn uống đủ chất: Việc ăn uống rất quan trọng đối với trẻ, đặc biệt là vào thời điểm bé bị cúm A. Nhiều trẻ khi mắc bệnh còn biểu hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Do đó cha mẹ hãy cho trẻ ăn những món dễ tiêu, món ăn được giữ ở nhiệt độ ấm, món lỏng như súp, cháo… Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý cho bé uống nhiều nước để tránh mất nước và giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể tốt hơn. Đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong mỗi bữa ăn như: protein, tinh bột, vitamin… Tăng cường những thực phẩm giàu đạm để bổ sung dinh dưỡng, giúp cơ thể trẻ nhanh phục hồi như: thịt, cá, trứng, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm từ sữa ít béo… Ngoài ra, nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để cung cấp nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C như: cam, chanh, bưởi, dưa hấu… hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.
  • Chia nhỏ bữa ăn nếu trẻ mệt, biếng ăn: nên chia nhỏ bữa thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày giúp trẻ dễ ăn và hấp thu tốt hơn. Đối với trẻ bú mẹ cần tăng cường cho bú theo nhu cầu, cho bú nhiều lần khi trẻ thấy dễ chịu;
  • Trẻ bị cúm A sẽ cảm thấy mệt mỏi, vì thế trẻ cần được nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi;
  • Nhỏ mũi đúng cách có thể cải thiện đáng kể tình trạng nghẹt mũi. Vì thế, cha mẹ cần vệ sinh mũi cho trẻ hằng ngày bằng cách nhỏ nước muối sinh lý hoặc tham khảo bác sĩ về một số dung dịch thuốc sát khuẩn để nhỏ mũi cho con, nhằm giúp điều trị bệnh nhanh khỏi hơn.
  • Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C cần sử dụng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng dựa trên cân nặng. Có thể phối hợp các loại thuốc giảm ho hay kháng sinh, vitamin theo đúng chỉ định của bác sĩ;
  • Cần lưu ý theo dõi thân nhiệt của trẻ và các dấu hiệu về màu sắc da, nhịp thở, lượng thức ăn của trẻ… Nếu có bất thường cần đến cơ sở y tế để thăm khám lại ngay.

5. Khi nào cần cho trẻ nhập viện?

Cần cho trẻ nhập viện ngay khi trẻ có những biểu hiện sau:

  • Sốt cao liên tục ≥ 39 độ C, sử dụng thuốc hạ sốt không đáp ứng;
  • Biểu hiện co giật;
  • Trẻ li bì, mệt mỏi, kém ăn, nôn trớ nhiều lần, bỏ ăn/bỏ bú, chân tay lạnh;
  • Khó thở, thở nhanh.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về chăm sóc trẻ bị cúm A. Nếu trẻ mắc bệnh và các biện phaps chăm sóc tại nhà không cải thiện, cha mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Sản phẩm hỗ trợ
Xem thêm
Viên cảm cúm mẫu đơn
Title
Title
Title
Title
Title
Title
Title
Bài viết liên quan
Xem thêm ›
Tin tức mới
Xem thêm ›
TƯ VẤN CHUYÊN GIA
Xem thêm ›
TTƯT, BSCK I – NGUYỄN HỒNG HẢI
TTƯT, BSCK I – NGUYỄN HỒNG HẢI

Gửi câu hỏi tới Chuyên Gia

    Mọi câu hỏi của quý độc giả gửi về ban biên tập đều được các chuyên gia giải đáp trong 24h.

    Tư vấn
    Tư vấn
    Top
    Top