Hotline tư vấn 24/7
0904 94 24 88
Cách phòng tránh bệnh cúm A như thế nào?
-

Cúm A là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ nếu không được điều trị tích cực. Vậy cách phòng tránh bệnh cúm A như thế nào?

1. Bệnh cúm A là gì?

Bệnh cúm A là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, dễ lây lan. Các chủng cúm A có khả năng tồn tại một thời gian dài trong môi trường bên ngoài và có thể sống lên tới 48 giờ trên những bề mặt như bề mặt bàn, tay nắm cửa, ghế, tủ,… Virus có thể tồn tại trong quần áo lên tới 12 giờ và duy trì 5 phút trong lòng bàn tay. Thời gian ủ bệnh của cúm A dài hơn bệnh cúm thường, có thể kéo dài từ 2-8 ngày và có thể kéo dài tới 17 ngày. Tuy nhiên, nếu phơi nhiễm nhiều lần với virus có thể dẫn tới việc khó xác định thời gian ủ bệnh của người bệnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thời kỳ ủ bệnh được áp dụng cho việc điều tra và theo dõi những người đã từng có tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm cúm A.

Người mắc bệnh cúm A thường đào thải virus trong một khoảng thời gian từ 1-2 ngày trước khi khởi phát bệnh và 3-5 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng. Đối với một số trường hợp có thể kéo dài từ 7-10 ngày. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì người mắc bệnh cúm A có thể khỏi được bệnh trong vòng từ 7-10 ngày. Sau 5 ngày, bệnh nhân sẽ hết sốt và đau đầu, nhưng mệt mỏi và ho có thể còn tiếp tục kéo dài.

2. Đối tượng dễ mắc cúm A là ai?

Ai cũng có thể mắc cúm A và tỷ lệ cảm nhiễm các chủng virus cúm mới rất cao, có thể lên tới 90% ở trẻ em và người lớn. Một số đối tượng có nguy cơ mắc cao hơn và diễn biến nặng hơn khi mắc bệnh bao gồm:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi
  • Người lớn trên 65 tuổi
  • Những bệnh nhân mắc bệnh nền mãn tính như đái tháo đường, suy thận, suy gan, suy giảm miễn dịch, tim phổi,…
  • Phụ nữ mang thai đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ
  • Bệnh nhân suy giảm khả năng nhận thức, động kinh, đột quỵ, rối loạn thần kinh cơ,…
  • Những người làm việc ở môi trường đông như bệnh viện, trường học,…

3. Nguyên nhân mắc cúm A

Virus cúm A có thể sẽ trực tiếp lây truyền từ người này sang người kia bằng đường hô hấp. Người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ làm cho giọt bắn mang virus thoát ra ngoài môi trường, người lành hít phải sẽ nhiễm bệnh. Ngoài ra, một số người có thể mắc cúm A khi:

  • Sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt với người bệnh
  • Vô tình tiếp xúc các đồ gia dụng trong nhà có chứa virus sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng,…
  • Tiếp xúc với những động vật bị nhiễm cúm A
  • Tập trung ở những nơi đông người có là điều kiện thuận lợi để lây lan virus.

4. Triệu chứng của bệnh cúm A

Triệu chứng bệnh cúm A thường từ nhẹ tới nặng, khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ của mỗi người. Những triệu chứng khi nhiễm virus cúm A có một số điểm tương đồng với khi nhiễm chủng virus cúm thông thường như:

  • Sốt
  • Nhức đầu
  • Hắt hơi
  • Chảy mũi
  • Đau mỏi cơ
  • Viêm họng
  • Ho

Nếu người bệnh sốt cao mà không được hạ sốt đúng cách thì có thể dẫn tới tình trạng mất nước, li bì, rối loạn điện giải và thậm chí có thể co giật. Ở trẻ em bị nhiễm cúm A, triệu chứng điển hình là sốt và kèm theo nhức đầu, mỏi cơ, ho,… Trong một số trường hợp trẻ có thể kèm theo nôn trớ, háo nước,… trường hợp nặng có thể bỏ bú, bỏ ăn, li bì,…

5. Điều trị cúm A như thế nào?

Bị cúm A uống thuốc gì? Đa số người bệnh mắc cúm A có thể khỏi sau 7-10 ngày nếu điều trị đúng cách. Hầu hết những trường hợp này được chỉ định điều trị tại chỗ, chỉ có một số ít bệnh nhân diễn biến nặng phải được điều trị tại cơ sở y tế. Một số loại thuốc điều trị cúm A bao gồm:

  • Oresol để bù nước và điện giải
  • Thuốc hạ sốt: giúp làm hạ nhiệt độ cơ thể để chống lại sự tấn công của virus. Một số loại thuốc hạ sốt phổ biến như paracetamol, ibuprofen,…
  • Thuốc giảm ho: ho khan kéo dài liên tục có thể khiến cho người bệnh mệt mỏi. Vì vậy, thuốc giảm ho có tác dụng xoa dịu cơn ho và đau họng.
  • Thuốc xịt mũi: có thể làm sạch dịch nhầy ở mũi giúp cho mũi thông thoáng và dễ thở hơn.
  • Thuốc kháng virus: trường hợp bị cúm lâu ngày có thể gặp biến chứng nguy hiểm và bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng virus. Tuy nhiên, thuốc kháng virus chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng.

Tóm lại, bệnh cúm A là một bệnh truyền nhiễm phổ biến và dễ dàng lây lan. Bệnh có thể khỏi sau 7-10 ngày nếu điều trị đúng cách. Vì vậy, khi mắc bệnh bạn nên sớm đến các trung tâm y tế để thăm khám, nhờ sự tư vấn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Ngoài ra, hãy tự xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hoạt động thể chất vừa phải để nâng cao sức đề kháng, tiêm chủng vắc-xin cúm hàng năm để bảo vệ cơ thể.

Sản phẩm hỗ trợ
Xem thêm
Viên cảm cúm mẫu đơn
Title
Title
Title
Title
Title
Title
Title
Bài viết liên quan
Xem thêm ›
Tin tức mới
Xem thêm ›
TƯ VẤN CHUYÊN GIA
Xem thêm ›
TTƯT, BSCK I – NGUYỄN HỒNG HẢI
TTƯT, BSCK I – NGUYỄN HỒNG HẢI

Gửi câu hỏi tới Chuyên Gia

    Mọi câu hỏi của quý độc giả gửi về ban biên tập đều được các chuyên gia giải đáp trong 24h.

    Tư vấn
    Tư vấn
    Top
    Top