Hotline tư vấn 24/7
0904 94 24 88
Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh cúm mùa
-

Bệnh cúm mùa thường diễn biến nhẹ và người bệnh có thể hồi phục trong vòng 2 – 7 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ gây biến chứng, thậm chí là tử vong.

1. Sơ lược về bệnh cúm mùa

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với các biểu hiện gồm: Sốt cao, đau đầu, đau nhức cơ, mệt mỏi, ho, đau họng và sổ mũi. Các tác nhân gây bệnh cúm mùa chủ yếu là các chủng virus cúm A/H1N1, cúm A/H3N2, cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc, có thể phát triển thành dịch cúm mùa nếu không có biện pháp kiểm soát thích hợp.

Thông thường, người mắc bệnh cúm mùa có thể hồi phục trong vòng 2 – 7 ngày. Tuy nhiên, đối với trẻ em, người lớn tuổi hay những người mắc bệnh tim, phổi, thận mạn tính, mắc bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch,… thì bệnh cúm mùa có thể diễn biến nặng hơn, dễ gây biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí là tử vong.

Cúm mùa bắt đầu lúc nào? Mùa đông – xuân, thời tiết lạnh ẩm là thời điểm virus cúm mùa phát triển mạnh và lây lan nhanh. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường, nhu cầu đi lại nhiều,… cũng tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm mùa phát triển và lan truyền.

2. Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh cúm mùa

GS.TS.BS Phạm Nhật An chia sẻ tất cả các vấn đề bảo vệ bạn khỏi cúm A

Nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng, phòng chống cúm mùa, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên thực hiện tốt các nội dung sau:

  • Phòng tránh lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Người thân và bệnh nhân nên đeo khẩu trang y tế; khi tiếp xúc với người bệnh nên giữ khoảng cách trên 1m;
  • Người mắc bệnh mạn tính, trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ có thai cần tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi mắc cúm;
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Khi ho, hắt hơi nên che miệng và mũi bằng khăn giấy rồi bỏ vào thùng rác. Mỗi ngày nên vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý;
  • Vệ sinh, đảm bảo không gian sinh hoạt, học tập và phòng làm việc luôn thông thoáng; lau chùi các vật dụng bằng hóa chất diệt khuẩn;
  • Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất và rèn luyện sức khỏe đều đặn để nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh;
  • Tiêm vắc-xin cúm mùa định kỳ hàng năm – biện pháp phòng ngừa cúm hiệu quả nhất;
  • Chủ động theo dõi sức khỏe, nếu có biểu hiện ho, sốt, đau đầu, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu,… cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu được xác định mắc cúm cần được cách ly, đeo khẩu trang phòng lây nhiễm cho người khác;
  • Không tự ý sử dụng thuốc, cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Trong các biện pháp phòng ngừa cúm mùa, tiêm vắc-xin cúm là biện pháp then chốt. Đặc biệt, vì virus cúm luôn biến đổi nên mỗi người cần tiêm vắc-xin cúm định kỳ hằng năm để bảo vệ cơ thể một cách tốt nhất.

Sản phẩm hỗ trợ
Xem thêm
Viên cảm cúm mẫu đơn
Title
Title
Title
Title
Title
Title
Title
Bài viết liên quan
Xem thêm ›
Tin tức mới
Xem thêm ›
TƯ VẤN CHUYÊN GIA
Xem thêm ›
TTƯT, BSCK I – NGUYỄN HỒNG HẢI
TTƯT, BSCK I – NGUYỄN HỒNG HẢI

Gửi câu hỏi tới Chuyên Gia

    Mọi câu hỏi của quý độc giả gửi về ban biên tập đều được các chuyên gia giải đáp trong 24h.

    Tư vấn
    Tư vấn
    Top
    Top